Dòng tiền chảy mạnh vào thị trường chứng khoán khiến nhiều nhóm cổ phiếu ngập trọng sắc xanh, “phá vỡ” không khí giao dịch ảm đạm nhiều phiên trở lại đây.
Chốt phiên giao dịch 9/7, VN-Index tăng 10,15 điểm lên 1.293,71 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 821,8 triệu đơn vị. Toàn sàn có 195 mã tăng giá, 155 mã giảm giá và 63 mã đứng giá.
HNX-Index tăng 2,51 điểm lên 245,66 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 69 triệu đơn vị. Toàn sàn có 105 mã tăng giá, 64 mã giảm giá và 69 mã đứng giá. UPCOM-Index tăng 0,67 điểm lên 99,25 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 66,6 triệu đơn vị. Toàn sàn có 171 mã tăng giá, 119 mã giảm giá và 87 mã đứng giá.
Thanh khoản hôm nay tăng mạnh, đạt tới gần 24.743 tỷ đồng (gần 1 tỷ USD). Trong khi đó, khối ngoại tiếp tục bán ròng phiên thứ 23 liên tiếp với giá trị 462 tỷ đồng trên toàn thị trường. Tuy nhiên, lực cầu tăng cao từ nhà đầu tư nội đã khiến ảnh hưởng tiêu cực của khối ngoại không lớn.
Minh chứng là bất chấp khối ngoại bán ròng rã, thị trường vẫn không rơi mà neo trên vùng 1.280 điểm. Quy mô giao dịch của khối ngoại chỉ chiếm quanh 18-20% trên tổng quy mô giao dịch toàn thị trường, thấp hơn nhiều so giai đoạn trước năm 2020, đạt mức 30-50% tổng quy mô toàn thị trường.
Cụ thể, ước tính trong tháng 6, quỹ đã bán ra 100,4 triệu USD cổ phiếu Việt Nam, theo đó tổng giá trị cổ phiếu Việt Nam trong danh mục quỹ đã giảm từ 117,7 triệu USD vào 31/5 xuống 17,3 triệu USD vào 28/6. Tính từ đầu năm, các quỹ ETF đã rút ròng tổng cộng 15,7 nghìn tỷ đồng, giảm 21% tổng tài sản vào cuối năm 2023, đưa tổng tài sản các quỹ ETF về 66.000 tỷ đồng.
Phần lớn các quỹ ETF chịu áp lực rút vốn trong tháng 6, tập trung nhiều nhất ở ba quỹ lớn là DCVFM VNDiamond (1.070 tỷ đồng), Fubon (1.140 tỷ đồng), và iShares Frontier (2.360 tỷ đồng), bên cạnh một số quỹ bị rút vốn với giá trị nhỏ hơn như Xtrackers FTSE (183 tỷ đồng), VanEck (132 tỷ đồng), SSIAM VNFin Lead (117 tỷ đồng).
Hệ số giá trên lợi nhuận mỗi cổ phiếu (P/E) ước tính năm 2024 của VNIndex hiện ở mức 11,5 lần, thấp hơn mức trung bình 5 năm là 13,4 lần. Với mức định giá này thì “cửa tăng” của VNIndex vẫn sáng trong nửa cuối năm và sang năm 2025.
Tăng lương cơ sở cho khu vực công hiệu lực từ 1/7; chính sách kích cầu tiêu dùng giảm thuế VAT 2% được gia hạn đến hết năm; hoạt động xuất khẩu đang dần phục hồi; vướng mắc trong quá trình nâng hạng vẫn đang dần dần được tháo gỡ. Mặt khác, lãi suất tăng và tỷ giá biến động có thể đã phản ánh lên sự sụt giảm của thanh khoản thị trường chứng khoán thời gian gần đây.
Về dòng tiền khối ngoại, áp lực rút vốn từ dòng vốn ngoại nếu nhẹ bớt về cuối năm với kỳ vọng Mỹ giảm lãi suất sẽ tạo động lực tích cực mới cho thị trường. SSI tiếp tục duy trì mục tiêu 1.300-1.350 điểm cho VN-Index vào cuối năm 2024.
Tại nhóm ngân hàng chỉ còn 4 mã giảm giá, trong khi có 18 mã tăng giá. Nhóm chứng khoán, bảo hiểm, dầu khí, bất động sản… cũng ngập trong sắc xanh. Đáng chú ý, rổ VN30 có tới 25 mã tăng giá, trong khi chỉ có 5 mã giảm giá.
Nguồn: Bnews