EBIT và EBITDA là gì trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp

Ngày đăng: 25/11/2024 Ngày cập nhật: 23/11/2024

Mục lục

EBIT và EBITDA là gì? đây là câu hỏi phần lớn nhà đầu tư quan tâm trong quá trình đầu tư. Trong bài viết này sẽ tìm hiểu thông tin chi tiết hai số liệu trên.

EBITDA và EBIT

Khi đầu tư, việc phân tích báo cáo tài chính giúp nhà đầu tư có cái nhìn tổng quan và đánh giá chính xác tình hình hoạt động của doanh nghiệp và trái phiếu doanh nghiệp khi muốn đầu tư. Điều này đặc biệt quan trọng khi sử dụng vốn để ra quyết định đầu tư. Trong các chỉ số tài chính, EBIT và EBITDA là hai yếu tố nổi bật mà cả nhà đầu tư lẫn nhà quản lý đều cần nắm rõ.

EBIT và EBITDA là gì?

Khái niệm EBIT

EBIT (Earnings Before Interest and Tax) là lợi nhuận của doanh nghiệp trước khi trừ chi phí lãi vay và thuế. Chỉ số này phản ánh hiệu quả kinh doanh cốt lõi, không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố tài chính hoặc chính sách thuế.

Khái niệm EBITDA

EBITDA (Earnings Before Interest, Tax, Depreciation, and Amortization) là một phiên bản mở rộng của EBIT. Ngoài việc loại bỏ chi phí lãi vay và thuế, EBITDA còn loại trừ thêm chi phí khấu hao tài sản cố định và tài sản vô hình. Điều này giúp tập trung phân tích hiệu quả hoạt động thực tế của doanh nghiệp mà không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố phi tiền mặt như khấu hao.

Chỉ số EBIT và EBITDA

Cả hai chỉ số EBIT và EBITDA đều là công cụ hữu ích để đánh giá sức khỏe tài chính và hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp. Chúng không chỉ cung cấp thông tin chi tiết về khả năng tạo ra lợi nhuận mà còn hỗ trợ nhà đầu tư so sánh các doanh nghiệp trong cùng ngành một cách khách quan, đặc biệt khi có sự khác biệt về cấu trúc tài chính, chính sách thuế, hoặc chi phí khấu hao.

Việc tìm hiểu kỹ càng vê câu hỏi EBIT và EBITDA là gì nền tảng quan trọng để nhà đầu tư nắm bắt chính xác tình hình của doanh nghiệp mình quan tâm. Điều này giúp giảm thiểu rủi ro từ các yếu tố tiêu cực như thông tin tài chính sai lệch hoặc biến động bất thường của các chỉ số. Nhờ đó, nhà đầu tư có thể đưa ra quyết định sáng suốt, kiểm soát tốt hơn.

Cách tính EBIT và EBITDA

Cách tính EBIT và EBITDA cả hai chỉ số đều có tương đồng trong công thức tuy nhiên đối với chỉ số ebitda sẽ có thêm khấu hao. Những việc tính toán này khá dễ dàng, các nhà đầu tư chỉ cần nắm được một số thông tin cơ bản và tìm kiếm đúng thông tin số liệu của chúng trong báo cáo kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp đã đưa lên là có thể thực tự triển khai được. 

Công thức tính ebit:

EBIT = Lợi nhuận sau thuế (LNST) + Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) + Chi phí lãi vay

Hoặc: EBIT = Lợi nhuận trước thuế (LNTT) + Chi phí lãi vay

Công thức tính ebitda:

EBITDA =Lợi nhuận sau thuế (LNST) + Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) + Chi phí lãi vay + Khấu hao

Hoặc:  EBITDA = EBIT + Khấu hao

Đây là 2 công thức luôn được đa phần các nhà đầu tư sử dụng rộng rãi từ trước cho đến thời điểm hiện tại. 

Khác nhau giữa EBIT và EBITDA

Mặc dù EBIT và EBITDA có nhiều điểm tương đồng về cách tính toán và thông tin trên báo cáo tài chính, nhưng cũng có một số điểm Khác nhau giữa EBIT và EBITDA.

  • EBIT chủ yếu đo lường lợi nhuận của doanh nghiệp sau khi đã loại bỏ chi phí lãi vay và thuế.
  • Trong khi đó, EBITDA tập trung vào đánh giá hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp, loại trừ cả chi phí khấu hao để thể hiện năng lực tạo ra giá trị thực sự từ hoạt động kinh doanh.

Sự khác biệt trong công thức giữa hai chỉ số này đã phần nào thể hiện rõ mục đích sử dụng riêng biệt của chúng.

Điểm khác nhau giữa EBIT và EBITDA

Nhà đầu tư nên sử dụng cả EBITEBITDA để có đánh giá toàn diện hơn về một doanh nghiệp. Ví dụ: Nếu một doanh nghiệp có EBIT cao, điều đó có thể cho thấy lợi nhuận tốt. Tuy nhiên, nếu EBITDA lại cho thấy chi phí khấu hao quá lớn, hiệu suất hoạt động thực tế của doanh nghiệp có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Điều này làm giảm tính bền vững trong dài hạn và khiến doanh nghiệp không thực sự tiềm năng như vẻ bề ngoài.

Vì vậy, việc hiểu rõ EBIT và EBITDA là gì? đặc biệt là sự khác nhau giữa hai chỉ số này không chỉ giúp nhà đầu tư tránh được những rủi ro đáng tiếc mà còn hỗ trợ đưa ra các quyết định đầu tư sáng suốt hơn.

So sánh EBIT và EBITDA

Nhìn chung cả hai chỉ số đều có sự khác nhau nổi bật. Để làm rõ sự khác nhau này và giúp nhà đầu tư dễ dàng hình dung, dưới đây là phân tích So sánh EBIT và EBITDA chi tiết 

Ký Hiệu:

  • ebit : Earnings Before Interest, Taxes, 
  • ebitda: Earnings Before Interest, Taxes, Depreciation and Amortization

Công thức tính

  • ebit :  Lợi nhuận sau thuế (LNST) + Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) + Chi phí lãi vay
  • ebitda: EBITDA =Lợi nhuận sau thuế (LNST) + Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) + Chi phí lãi vay + Khấu hao

Ưu Điểm 

  • ebit : Không phức tạp, dễ hiểu và dễ so sánh các doanh nghiệp với nhau.
  • ebitda: Mang đến góc nhìn tổng quan về khả năng sinh lời, không bị ảnh hưởng các yếu tố như thuế, khấu hao,

Nhược điểm

  • ebit : Không xác định rõ được khả năng sinh lời, có thể khai gian không đúng sự thật như yếu tố lãi vay.
  • ebitda: Không đưa ra được chính xác dòng tiền, bị thổi phồng bởi các yếu tố khấu hao hay là khoản thu bất thường.

Ý nghĩa của EBIT và EBITDA

Hiểu rõ ý nghĩa của EBIT và EBITDA sẽ giúp nhà đầu tư biết cách áp dụng đúng trong từng trường hợp phân tích. Mỗi chỉ số phản ánh một khía cạnh khác nhau của hoạt động doanh nghiệp, từ đó hỗ trợ nhà đầu tư đánh giá hiệu quả tài chính phù hợp với mục tiêu và thực tế cụ thể.

EBIT (Lợi nhuận trước lãi vay và thuế) là chỉ số tập trung vào khả năng tạo thu nhập từ hoạt động kinh doanh cốt lõi của doanh nghiệp. Nó giúp đánh giá:

  • Doanh nghiệp quản lý và kiểm soát các loại chi phí như thế nào?
  • Hoạt động kinh doanh chính có tạo ra lợi nhuận bền vững mà không bị ảnh hưởng bởi thuế và chi phí lãi vay không?
  • Thu nhập từ hoạt động kinh doanh có đủ để sinh lời, trả nợ và tài trợ cho các kế hoạch phát triển khác hay không?
Ý nghĩa của EBIT và EBITDA

EBITDA, mặt khác, là chỉ số được nhiều nhà đầu tư ưa chuộng vì nó phản ánh chi tiết hơn về hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp.

  • EBITDA loại bỏ các yếu tố không cốt lõi: như lãi vay, thuế, và khấu hao. Điều này giúp tránh che khuất những cải thiện thực sự trong hoạt động kinh doanh.
  • Bằng cách không tính đến khấu hao – một yếu tố mang tính chủ quan và tùy thuộc vào giả định như thời gian sử dụng tài sản, giá trị còn lại, hoặc phương pháp khấu hao – EBITDA mang đến một cái nhìn khách quan hơn.

Nhờ loại bỏ các biến số này, EBITDA trở thành công cụ hữu ích để so sánh hiệu quả lợi nhuận giữa các doanh nghiệp, ngay cả khi họ hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau.

Kết luận

Dưới đây là một số điểm khác biệt quan trọng giữa EBITDA và EBIT. Về cơ bản, EBITDA thể hiện một cách nhìn tổng quan hơn về hiệu quả sinh lời tổng thể của doanh nghiệp, trong khi EBIT tập trung cụ thể vào khả năng sinh lời từ hoạt động kinh doanh chính. Cả hai chỉ số đều mang giá trị riêng, giúp nhà đầu tư có cái nhìn sâu sắc và cân đối khi đánh giá hiệu quả tài chính của doanh nghiệp. Việc kết hợp cả hai chỉ số sẽ mang lại đánh giá toàn diện hơn về tình hình sinh lời của doanh nghiệp.

Bài viết trên đã tổng hợp các thông tin chi tiết về EBIT và EBITDA, bao gồm khái niệm, cách tính, sự khác biệt và ý nghĩa của từng chỉ số  cũng như giải đáp được câu hỏi EBIT và EBITDA là gì? HVA hy vọng những chia sẻ này sẽ mang lại cho nhà đầu tư thêm kiến thức và kinh nghiệm hữu ích trên hành trình đầu tư của mình.

Chia sẽ:

Hình ảnh của Đoàn Nguyễn Duy Hậu

Đoàn Nguyễn Duy Hậu

Cổ phiếu HVA, là lựa chọn sinh lời bền vững trong lĩnh vực đầu tư. Cam kết đem lại an toàn và lợi ích tối đa cho nhà đầu tư qua các giải pháp đầu tư hiệu quả
Cổ phiếu HVA, là lựa chọn sinh lời bền vững trong lĩnh vực đầu tư. Cam kết đem lại an toàn và lợi ích tối đa cho nhà đầu tư qua các giải pháp đầu tư hiệu quả

Bài viết liên quan

Tìm kiếm

Tags