CƠ HỘI VÀ RỦI RO TRONG NGÀY GIAO DỊCH KHÔNG HƯỞNG QUYỀN

Ngày đăng: 07/02/2024 Ngày cập nhật: 09/08/2024

Mục lục

Trong thị trường chứng khoán, việc thực hiện mua bán cổ phiếu vào ngày giao dịch không hưởng quyền là điều nhà đầu tư cần chú ý. Ngày này có thể ảnh hưởng đến lợi ích của họ. Để hiểu rõ hơn về ngày giao dịch không hưởng quyền, hãy đọc bài viết sau của HVA để tăng cường hiệu quả trong quá trình đầu tư.

1. Ngày giao dịch không hưởng quyền là gì?

Ngày giao dịch không hưởng quyền (viết tắt là GDKHQ) là ngày mà giao dịch cổ phiếu diễn ra, nhưng người mua cổ phiếu không được hưởng các quyền liên quan đến cổ phiếu mà họ đã mua. Cụ thể, họ không được nhận cổ tức, tham gia mua cổ phiếu phát hành thêm, tham gia các đại hội cổ đông, hoặc nhận các quyền khác liên quan đến cổ phiếu. Mục đích chính của ngày này là để chốt danh sách cổ đông sở hữu cổ phiếu của công ty tại thời điểm đó.

Với các giao dịch có thời gian thanh toán là T+3, nếu nhà đầu tư mua cổ phiếu vào 2 ngày trước ngày đăng ký sở hữu, họ sẽ không được tính là cổ đông trong danh sách. Điều này là do giao dịch chưa được thanh toán và do đó họ sẽ không được hưởng các quyền liên quan đến cổ phiếu đó. Do đó, các ngày T+3, T+2 và T+1 thường được coi là ngày giao dịch không hưởng quyền.

Biến động giá cổ phiếu trong ngày giao dịch không hưởng quyền:

  • Trước ngày giao dịch không hưởng quyền, giá cổ phiếu thường tăng lên do sự tăng khối lượng giao dịch từ các nhà đầu tư.
  • Trước khi phiên giao dịch bắt đầu vào ngày không hưởng quyền, sàn chứng khoán thường điều chỉnh giảm giá cổ phiếu theo mức cổ tức dự kiến sẽ được trả.
  • Mức giảm này thực tế phản ánh tâm lý thị trường, vì ít người muốn mua cổ phiếu trong ngày không hưởng quyền do không được hưởng các quyền liên quan. Tuy nhiên, điều này cũng hợp lý vì cổ tức thường đến từ dự trữ của công ty, làm giảm giá trị của công ty.
  • Mua cổ phiếu ngay trước ngày không hưởng quyền thường không mang lại lợi nhuận vì giá cổ phiếu giảm đi bằng giá trị cổ tức. Tương tự, những nhà đầu tư mua sau ngày này thường phải trả giá “chiết khấu” để bù đắp cho khoản cổ tức mà họ không được hưởng.
  • Do giá cổ phiếu có xu hướng giảm theo lượng cổ tức vào ngày không hưởng quyền, việc hòa vốn là khả năng cao, chưa kể đến các khoản phí môi giới cho các giao dịch mua và bán.
Cơ Hội và Rủi Ro Trong Ngày Giao Dịch Không Hưởng Quyền

2. Thuật ngữ liên quan đến giao dịch không hưởng quyền

Ngày đăng ký cuối cùng là gì?

Ngày đăng ký cuối cùng là ngày quyết định danh sách cổ đông sở hữu cổ phiếu của công ty, những người này có quyền thực hiện các quyền lợi của cổ đông. Đối với những nhà đầu tư mua cổ phiếu trước ngày giao dịch không hưởng quyền, họ sẽ tự động được tính vào danh sách được hưởng quyền.

Tuy nhiên, nếu nhà đầu tư mua cổ phiếu vào ngày này hoặc sau đó, họ sẽ không được tính vào danh sách và sẽ không được hưởng quyền lợi cổ đông. Thông thường, ngày giao dịch không hưởng quyền diễn ra ngay trước ngày đăng ký cuối cùng. Trong trường hợp ngày cuối cùng là thứ 2 của tuần tiếp theo, ngày giao dịch không hưởng quyền sẽ diễn ra vào thứ 6 của tuần đó.

Rất quan trọng để nhớ rằng ngày giao dịch không hưởng quyền và ngày đăng ký cuối cùng có sự khác biệt, vì vậy bạn cần phân biệt rõ ràng giữa chúng trước khi thực hiện giao dịch.

Ngày thanh toán là gì?

Ngoài khái niệm về ngày đăng ký cuối cùng, ngày thanh toán cũng liên quan đến ngày giao dịch không hưởng quyền. Ngày thanh toán là ngày mà cổ tức được trả cho nhà đầu tư, bằng tiền mặt hoặc cổ tức bằng cổ phiếu, tương ứng với số lượng cổ phần mà họ sở hữu. Đây là một phần quan trọng của quá trình đầu tư vào thị trường chứng khoán và cần được quan tâm. Để biết thêm thông tin, bạn có thể tham khảo bài viết liên quan.

Khi đầu tư vào ngày giao dịch không hưởng quyền, giá cổ phiếu có thể trải qua điều chỉnh. Hầu hết nhà đầu tư thường chọn mua cổ phiếu vào ngày giao dịch được hưởng quyền để nhận được quyền lợi và cổ tức tương ứng.

Tuy nhiên, một số nhà đầu tư lại chọn mua vào ngày giao dịch không hưởng quyền với hy vọng giá cổ phiếu tại thời điểm đó sẽ giảm xuống, và họ vẫn có thể nhận được một phần của cổ tức mà không bị ảnh hưởng quá nhiều về giá cổ phiếu. Điều này đôi khi đồng nghĩa với việc họ phải chấp nhận rằng quyền lợi của họ không đầy đủ, nhưng giá trị chia phần cổ tức không chênh lệch quá nhiều so với thời điểm bình thường.

3. Ưu và nhược điểm khi mua bán vào ngày giao dịch không hưởng quyền

Ưu điểm:

  • Đa số nhà đầu tư mua cổ phiếu vào ngày được hưởng quyền để nhận đầy đủ quyền lợi và giá trị cổ tức tương ứng. Tuy nhiên, một số người chọn mua vào ngày không hưởng quyền vì:
  • Giá cổ phiếu có thể điều chỉnh xuống, do nhu cầu mua giảm.
  • Ngày không hưởng quyền có thể mang lại lợi ích kép về tăng vốn tạm thời và triển vọng nhận cổ tức sau này. Khi giá cổ phiếu vượt qua giá trị cổ tức, đây là cơ hội tốt để kiếm lợi nhuận.
  • Nhà đầu tư có thể chủ động giao dịch cổ phiếu, mua/bán ngay khi chúng về tài khoản. Đối với cổ phiếu được hưởng quyền, họ phải chờ sau khi chia cổ tức mới có thể bán cổ phiếu, nhưng lúc đó, giá có thể đã thay đổi.
  • Ngày không hưởng quyền là yếu tố quan trọng cho việc quản lý cổ phiếu và quyết định thời điểm mua/bán.

Nhược điểm:

  • Người mua không được hưởng bất kỳ quyền lợi nào từ cổ phiếu đã mua, và số cổ tức sẽ thuộc về người bán.
  • Không thể dự đoán chính xác biến động giá cổ phiếu dựa vào ngày không hưởng quyền, mà phải dựa vào tâm lý thị trường.
Cơ Hội và Rủi Ro Trong Ngày Giao Dịch Không Hưởng Quyền

4. Có nhận được cổ tức khi bán chứng khoán vào ngày giao dịch không hưởng quyền?

Vậy nếu giao dịch bán cổ phiếu vào ngày giao dịch không hưởng quyền thì nhà đầu tư có được nhận được cổ tức không? Cụ thể, khi nhà đầu tư nhận được thông báo rằng số cổ phiếu đang sở hữu sẽ được chia cổ tức bằng tiền mặt thì phần giá của cổ phiếu trong ngày sẽ được tiến hành điều chỉnh giảm tương ứng với cổ tức được chia. Vì thế, khi vào ngày giao dịch không hưởng quyền, nhà đầu tư tiến hành bán cổ phiếu thì đến ngày chia cổ tức sẽ vẫn được nhận khoản đó theo đúng như quy định ban đầu.

Chẳng hạn cổ phiếu X trên sàn giao dịch HOSE có mức giá thị trường là 15.000 đồng/1 cổ phiếu vào cuối ngày của giao dịch trước đó. Bên cạnh đó, chúng được thông báo sẽ chia cổ tức ở mức 1000 đồng/ 1 cổ phiếu. Từ đó, Sở giao dịch sẽ điều chỉnh mức giá hợp lý vào ngày không hưởng quyền như giá tham chiếu của cổ phiếu sẽ rơi vào 14.000 đồng/1 cổ phiếu.

Tức là trong ngày giao dịch không hưởng quyền, nhà đầu tư nếu bán cổ phiếu đang nắm giữ thì họ vẫn sẽ nhận được cổ tức. Trường hợp nhà đầu tư không mua thì sẽ không nhận được cổ tức. Vì vây tại thời điểm này, bên bán đang sở hữu cổ phiếu còn bên mua sẽ chưa được có tên trong danh sách cổ đông thuộc công ty phát hành cổ phiếu.

5. Cách tính giá cổ phiếu sau khi hưởng quyền

Tính giá cổ phiếu sau khi chia cổ tức bằng tiền mặt

Công thức tính giá cổ phiếu sau khi chia cổ tức bằng tiền mặt:

Cơ Hội và Rủi Ro Trong Ngày Giao Dịch Không Hưởng Quyền

P’ = ( P + ( Pa x a) – C) / (1 + a + b)

Trong đó:

P’: Giá cổ phiếu sau khi hành động quyền. Bao gồm cổ tức bằng tiền, cổ phiếu thưởng và cổ phiếu phát hành thêm.

P: Giá cổ phiếu trước khi thực hiện quyền

Pa: Giá cổ phiếu phát hành thêm dùng cho quyền mua ưu đãi

a: Tỷ lệ cổ phiếu phát hành thêm dùng cho quyền mua mua ưu đãi. Đơn vị tính %

b: Tỷ lệ chia cổ phiếu thưởng, trả cổ tức bằng cổ phiếu. Đơn vị tính %

C: Cổ tức bằng tiền.

Ví dụ minh họa

Cổ phiếu của A ngày 7/1/2016 có giá P= 30.000 VNĐ. Ngày 8/1/2016 là ngày giao dịch không hưởng quyền (Ngày GDKHQ) để trả cổ tức cho cổ phiếu của A.

Cổ tức bằng tiền với tỷ lệ 10% tương đương với mức nhận 1.000 VNĐ. => C =1.000 đồng.

Áp dụng công thức theo Định luật bảo toàn vốn hóa và dòng tiền ta được; có thể nhớ: Về mặt toán học chia cũng như không chia:

P’ = P – C = 30.000 – 1.000 = 29.000 VNĐ (do không có tỷ lệ cổ phiếu phát thêm).

Khi đó 1 cổ phiếu A cũ giá 30.000 VNĐ thành 1 CP A’ sau chia giá 29.000 VNĐ và 1.000 VNĐ tiền cổ tức.

Cách tính giá cổ phiếu sau khi chia cổ tức bằng cổ phiếu hoặc cổ phiếu thưởng

Cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 100:10 ( tức là 10% – hay có 100 CP B trước chia sẽ nhận thêm 10 CP B sau chia) => b = 10%.

Thưởng cho cổ đông cổ phiếu thưởng với tỷ lệ 100: 20 (tức là 20%) => b = 20%.

Lúc này, về mặt toán học thì chia cũng như không chia. Khi đó 100 CP B giá 17.000 VNĐ thì sau khi chia giá ta có giá 130 CP B giá bao nhiêu (130 cổ phiếu này là bằng 100 cổ phiếu gốc, 10 cổ phiếu chia cổ tức (10%) và 20 cổ phiếu thưởng (20%)).

Kết quả là 13.000 VNĐ/ CP B sau chia.

Áp dụng công thức: P’ = P / (1 + b) = 17.000 / (1+10% +20%) = 13.000 đồng

Tìm hiểu về chỉ số RSI trong chứng khoán, đây là chỉ số sức mạnh tương đối. Relative strength index xác định xu hướng giá giúp đưa ra quyết định đầu tư.

Cách tính giá điều chỉnh của cổ phiếu trong ngày giao dịch không hưởng quyền

Vì cổ tức là một khoản chi trả cố định không thể thay đổi, việc thanh toán cổ tức sẽ dẫn đến công ty phải chi một khoản tiền ra khỏi tài sản ghi sổ của công ty và tài khoản của doanh nghiệp. Do đó, việc chi trả cổ tức có thể sẽ tác động đến giá cổ phiếu. Là một nhà đầu tư, bạn cần nắm rõ cách điều chỉnh sau khi chia cổ tức tại ngày giao dịch không hưởng quyền.

Giá cổ phiếu sau ngày giao dịch không hưởng quyền sẽ bị điều chỉnh giảm tương ứng với tỷ lệ cổ tức được trả. Thông thường, khi nhận tin được chia thưởng đồng nghĩa với việc chúng ta sẽ có thêm một cái gì đó, tài sản sẽ tăng lên. Tuy nhiên, trong đầu tư chứng khoán, khi doanh nghiệp thông báo chia thưởng cổ tức bằng tiền hoặc cổ phiếu thì về bản chất, tài sản của chúng ta vẫn sẽ giữ nguyên, không hơn không kém.

Đó chính là lý do vì sao giá tham chiếu của cổ phiếu tại ngày giao dịch không hưởng quyền lại phải điều chỉnh giảm xuống. Sau ngày này, giá sẽ được điều chỉnh trở lại.

Trong đó:

P: Giá hiện tại

P’: Giá ngày GDKHQ

P⍺: Giá cổ phiếu phát hành thêm

⍺: Tỷ lệ cổ phiếu phát hành thêm

ꞵ: Tỷ lệ chia cổ phiếu thưởng (cổ tức bằng cổ phiếu)

C: Cổ tức bằng tiền

Ví dụ minh họa

Cổ phiếu C vào ngày 21/02/2022 có giá là 80.000đ. Ngày 22/02/2022 là ngày GDKHQ của cổ phiếu C với các quyền sau:

  • Tỷ lệ chia cổ tức bằng tiền: 10% hay 1.000đ.
  • Tỷ lệ chia cổ phiếu thưởng: 10%
  • Phát hành thêm theo tỷ lệ: 15% giá 10.000đ.

Vậy giá cổ phiếu C vào ngày GDKHQ 22/02/2022 được tính như sau:

Cách tính giá điều chỉnh của cổ phiếu trong ngày giao dịch không hưởng quyền

Nguồn: Onstocks

Chia sẽ:

Hình ảnh của HVA Group

HVA Group

Cổ phiếu HVA, là lựa chọn sinh lời bền vững trong lĩnh vực đầu tư. Cam kết đem lại an toàn và lợi ích tối đa cho nhà đầu tư qua các giải pháp đầu tư hiệu quả
Cổ phiếu HVA, là lựa chọn sinh lời bền vững trong lĩnh vực đầu tư. Cam kết đem lại an toàn và lợi ích tối đa cho nhà đầu tư qua các giải pháp đầu tư hiệu quả

Bài viết liên quan

Tìm kiếm

Tags