Thị trường hàng hóa tuần qua cũng có sự biến động mạnh với thị trường chứng hoán Mỹ suy yếu, trong khi thị trường vàng quay đầu tăng trở lại. Đáng chú ý, giá cà phê Arabica đã chạm lên mức cao trong vòng 50 năm.
Bản tin kinh tế tài chính kết phiên ngày 13/12, chỉ số Dow Jones giảm 0.2%, đóng cửa ở mức 43,828.06 điểm. Trong khi đó, Nasdaq Composite giảm nhẹ 0.12%, xuống 19,926.72 điểm. S&P 500 gần như không đổi, kết thúc ngày ở 6,051.09 điểm.
Trong tuần qua, thị trường chứng khoán Mỹ nhìn chung suy yếu, với Dow Jones giảm 1.8% và S&P 500 mất 0.6%, chấm dứt chuỗi ba tuần tăng liên tiếp. Ngược lại, Nasdaq Composite tăng nhẹ 0.3%.
Trong khi đó, trên thị trường kim loại quý, giá vàng giao ngay giảm 1.1%, xuống còn 2,652.29 USD/ounce do đồng USD duy trì ở mức cao nhất trong hơn hai tuần. Hợp đồng vàng tương lai cũng mất 1.1%, đóng cửa ở mức 2,678.50 USD/ounce.
Tuy nhiên, giá vàng vẫn ghi nhận xu hướng tăng trong tuần, đạt mức cao nhất kể từ ngày 6/11 vào phiên 12/12, và tăng hơn 0.8% từ đầu tuần đến nay.
Tuần qua, giá cà phê Arabica tiếp tục chạm mức cao mới, mốc cao nhất trong vòng 50 năm, đạt 348.35 cent/pound. Từ đầu năm đến hiện tại, giá cà phê đã tăng tới 70%.
Lúc 24h00 sáng ngày 14/12, giá cà phê Arabica kỳ hạn tháng 3 và giá cà phê Robusta cùng kỳ hạn lần lượt được giao dịch ở mức 318.95 cent/pound và 5,201 USD/tấn.
Cùng ngày, Volcafe – một trong những công ty kinh doanh cà phê hàng đầu thế giới có trụ sở tại Thụy Sĩ đã cắt giảm dự báo sản lượng cà phê Arabica của Brazil vụ 2025/26 xuống còn 34.4 triệu bao, tức giảm 11 triệu bao so với ước tính trước, cho thấy mức độ nghiêm trọng của hạn hán kéo dài ở Brazil.
Trên thị trường năng lượng, giá dầu ghi nhận mức tăng ấn tượng. Hợp đồng dầu Brent tăng 1.5% lên 74.49 USD/thùng, trong khi dầu WTI tăng 1.8% lên 71.29 USD/thùng. Đây là mức đóng cửa cao nhất của dầu Brent kể từ ngày 22/11, giúp giá tăng 5% trong tuần, trong khi dầu WTI tăng 6%, đạt mức cao nhất từ ngày 7/11.
Bản tin kinh tế tài chính các chuyên gia nhận định, đà tăng này được hỗ trợ bởi nhiều yếu tố, bao gồm triển vọng kinh tế Trung Quốc khả quan hơn, bất ổn chính trị tại Trung Đông, cùng kỳ vọng Mỹ áp đặt thêm lệnh trừng phạt lên Nga và Iran. Bên cạnh đó, kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) hạ lãi suất cũng tạo động lực tích cực cho giá dầu.
Thị trường đang kỳ vọng Fed sẽ hạ lãi suất 0.25 điểm phần trăm trong cuộc họp ngày 17-18/12, và có thể thực hiện thêm 3-4 đợt cắt giảm trong năm 2024, đưa phạm vi lãi suất xuống 3.5%-4%.
Tuy nhiên, lạm phát vẫn là rủi ro lớn. Chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE), dự kiến công bố ngày 20/12, được kỳ vọng tăng từ 2.3% lên 2.5% so với cùng kỳ. Nếu lạm phát tiếp tục duy trì xu hướng tăng, Fed có thể khó thực hiện các đợt giảm lãi suất mạnh, gây áp lực lên thị trường vốn đã được định giá cao. Hãy cùng theo dõi HVA để cập nhật và nắm các thông tin nhanh nhất về thị trường tài chính mỗi ngày.