Mức giảm gần 2% khiến VN-Index dẫn đầu trong top chỉ số chứng khoán “tệ” nhất thế giới trong phiên 1/8.
Tâm lý kém tích cực bao trùm thị trường chứng khoán trong phiên đầu tháng 1/8, thị trường giảm mạnh và ngày càng mở rộng biên độ giảm về cuối phiên. Chỉ số VN-Index có thời điểm đánh rơi gần 30 điểm, về sát mốc 1.220 dưới áp lực bán tháo mạnh đẩy hàng trăm cổ phiếu nằm sàn la liệt.
Tuy nhiên, lực cầu được kích hoạt đôi chút khi chỉ số chạm về sát ngưỡng này giúp thị trường hồi phục, qua đó thu hẹp đà giảm. VN-Index đóng cửa tại mức 1.226,96 điểm, tương ứng mức giảm 24,55 điểm (-1,96%).
Thanh khoản cải thiện so với những phiên trước với xấp xỉ 900 triệu cổ phiếu được giao dịch trên sàn HoSE, giá trị đạt gần 21.400 tỷ đồng.
Tính chung trên toàn thị trường, có tới 768 mã cổ phiếu giảm điểm, trong đó có tới 53 mã giảm hết biên độ. Đáng nói, mức giảm gần 2% khiến VN-Index dẫn đầu trong top chỉ số chứng khoán “tệ” nhất Châu Á trong phiên 1/8.
Theo ghi nhận, hàng loạt cổ phiếu vốn hoá lớn bị bán mạnh trong phiên hôm nay. Có tới 28/30 mã giảm điểm trong rổ VN30, trong đó có đến 15 mã giảm sâu dưới 2%, thậm chí BCM giảm sàn 7%. Ngược lại, chỉ có hai cổ phiếu ngân hàng là VCB và SSB ghi nhận sắc xanh, song mức độ đóng góp cho thị trường không quá đáng kể.
Hầu hết các nhóm cổ phiếu bất động sản, chứng khoán, bán lẻ, công nghệ… đều chìm trong sắc đỏ, thậm chí LHG, VRE, EVF, LDG, CMG, NHA, DPG, PDR, NTL, CTS, VDS, … còn giảm sàn “trắng bên mua”.
Cổ đông nhóm ngân hàng cũng có một phiên không mấy vui vẻ khi phân nửa giảm mạnh trên 2%, các “ông lớn” như CTG, BID, MBB, TCB, VPB… đồng loạt chìm trong sắc đỏ.
Diễn biến tiêu cực còn được ghi nhận tại các cổ phiếu ngành thép khi TLH và SMC giảm hết biên độ; HPG, HSG, NKG giảm mạnh. Tại nhóm dầu khí, duy chỉ có PVD, PVS và PGD giữ được sắc xanh khi tăng nhẹ%; còn lại BSR, OIL, PVB, PVS, POS.. đều giảm điểm.
Xét về mức độ đóng góp cụ thể, bộ đôi bluechips GVR và FPT trở thành “tội đồ” lớn nhất khiến VN-Index đánh rơi tổng cộng 2,8 điểm trong phiên đầu tuần. Cụ thể, GVR giảm 4,8% về mức giá 31.400 đồng/cổ phiếu, khiến VN-Index giảm gần 1,5 điểm; FPT cũng có nhịp chỉnh mạnh 3% về 124.800 đồng/cp, khiến VN-Index giảm gần 1,33 điểm.
Bên cạnh đó, việc giảm sàn khiến BCM là nhân tố đè mạnh lên thị trường khi lấy đi 1,2 điểm của chỉ số chính của thị trường chứng khoán Việt Nam.
Top 15 cổ phiếu tác động tiêu cực đến VN-Index trong phiên giảm mạnh này này còn có những bluechips như MSN, HGP, VNM, MWG, GAS, SSI… Ngoài ra, một số cổ phiếu ngân hàng cũng nằm trong nhóm cổ phiếu tác động tiêu cực đến thị trường hôm nay như MBB, BID, VPB.
Những nhóm trụ cột của thị trường như “bank, chứng thép” cùng bluechips nhóm sản xuất, công nghệ điều chỉnh đã khiến các chỉ số nhanh chóng lao dốc không phanh. Cộng thêm lực cầu chưa thực sự sẵn sàng quay trở lại khiến thị trường càng mất đi lực chống đỡ.
Ở chiều ngược lại, sắc xanh le lói tại một số cổ phiếu VCB, SSB, PNJ, NAB, DBC cũng không thể giúp thị trường tránh một phiên giảm mạnh.
Trên thực tế, thị trường vẫn chưa thể bứt phá, áp lực bán thường trực mỗi khi chỉ số chính tiến tới ngưỡng cản khiến kịch bản phục hồi trở nên khó khăn hơn. Xu hướng không rõ ràng của VN-Index tác động khiến nhà đầu tư chưa có động lực để gia tăng giải ngân giai đoạn hiện tại.
Một trong những điểm sáng của phiên/18 tới từ bộ phần khối ngoại khi ghi nhận mua ròng trong phiên giảm sâu. Song giá trị mua tương đối thấp, không đáng kể so với đà bán ròng triền miên thời gian qua.
Hầu hết nhóm phân tích tại các CTCK cũng giữ quan điểm tương đối thận trọng về xu hướng thị trường. Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) trong nhận định cuối phiên trước đã cho rằng áp lực thời gian ngắn hạn nhiều khả năng sẽ ngày càng tạo ra sức ép lớn hơn chỉ trong quá trình phục hồi khi xu hướng giảm điểm ngắn vẫn đang được phân phối chính.
KBSV khuyến nghị nhà đầu tư nên ưu tiên chiến lược phòng thủ, bán hạ tỷ trọng xuống mức thấp trong nhịp hồi phục sớm.
Tương tự, Chứng khoán Asean đánh giá động lượng của thị trường trong trung hạn vẫn còn yếu và Index chưa hoàn toàn xác lập đáy nếu chưa hoàn toàn vượt qua mốc 1.260 điểm. Do đó, AseanSe duy trì quan điểm nhà đầu tư nên tránh mua đuổi giá xanh trong bối cảnh hiện tại, tạm nắm giữ tỷ trọng cổ phiếu vừa phải và quan sát thị trường.
Nguồn: CafeF