Thị trường chứng khoán Mỹ:
Thị trường chứng khoán Mỹ tìm thấy động lực tăng giá sau dữ liệu lạm phát mới, trùng khớp với các dự báo trước đó của các chuyên gia, gợi lên cho các nhà đầu tư kỳ vọng về các đợt cắt giảm lãi suất trong năm nay và lần đầu tiên được kỳ vọng sẽ diễn ra vào tháng 9 tới.
Kết phiên ngày cuối tuần (26/07), chỉ số Dow Jones tăng 654.27 điểm (tương đương 1.64%) lên 40,589.34 điểm. Chỉ số S&P 500 cũng tăng 1.11% lên 5,459.10 điểm. Nasdaq Composite tiến 1.03% lên 17,357.88 điểm.
Tình hình trái phiếu kho bạc Mỹ:
Lợi suất trái phiếu 10 năm kho bạc Mỹ sáng nay lùi nhẹ, dao động quanh 4.176%, giảm so với mức ghi nhận cuối tuần trước là 4.194%.
Tính hình Dollar Index:
Chỉ số đo lường sức mạnh đồng USD (DXY-Index) duy trì trong vùng hẹp từ 104-104.55 trong tuần trước. Sáng sớm nay ngày 29 tháng 7, DXY dao động quanh 104.32 điểm.
Về tình hình vàng:
Giá vàng thế giới rạng sáng nay có xu hướng hồi phục, giá vàng giao ngay thế giới tăng hơn 3 USD so với mức chốt phiên tuần trước lên hơn 2,390 USD/ounce. Giá vàng tương lai cũng có diễn biến tương tự, rạng sáng nay, giá tương lai tiến khoảng 58 USD, lên gần 2,439 USD/ounce.
Về tình hình thị trường giao dịch hàng hóa:
Giá dầu WTI và dầu Brent đều đi lùi trong phiên cuối tuần trước. Kết phiên ngày 26/07, hợp đồng dầu WTI giảm 1.12 USD (tương đương 1.43%) xuống 77.16 USD/thùng, còn hợp đồng dầu Brent sụt 1.24 USD (tương đương 1.51%) còn 81.13 USD/thùng.
Giá dầu đi lùi dù các số liệu kinh tế của Mỹ vào những ngày cuối tuần tích cực, gồm tăng trưởng GDP sơ bộ quý 2 ạt 2.8%, mạnh hơn so với dự báo, bởi lẽ các hợp đồng dầu đã chịu sức ép bán từ các nhà đầu tư khi quốc gia nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới là Trung Quốc nhập khẩu chậm lại. Bên cạnh đó, việc Trung Quốc hạ lãi suất trong tuần qua làm dấy lên nghi ngại về sự hồi phục của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.
Nguồn: SFVN – Đầu tư hàng hóa cùng chuyên gia