Call margin hay còn được gọi là lệnh gọi ký quỹ, là một khái niệm quan trọng trong thế giới đầu tư chứng khoán. Đây là tình huống mà công ty chứng khoán yêu cầu nhà đầu tư nộp thêm tiền hoặc tăng số lượng chứng khoán thế chấp khi tỷ lệ tài sản ròng/giá trị chứng khoán giảm dưới mức quy định. Điều này nhằm đảm bảo tính thanh khoản và ổn định trong giao dịch chứng khoán, tránh rủi ro cho các bên liên quan.
1. Thuật ngữ Call Margin là gì?
Margin là hành động nhà đầu tư thông minh vay thêm tiền của công ty chứng khoán để tăng sức mua chứng khoán, sau đó sử dụng chính các chứng khoán đã mua làm tài sản thế chấp. Khi thị trường giảm giá, tỷ lệ tài sản ròng/giá trị chứng khoán thấp hơn tỷ lệ ký quỹ duy trì cho phép, công ty chứng khoán sẽ thực hiện “call margin“.
Ví dụ, một công ty chứng khoán đưa ra tỷ lệ ký quỹ duy trì là 40%. Nhà đầu tư có 200 triệu đồng và “margin” – vay thêm công ty chứng khoán 100 triệu để mua cổ phiếu A. Khối cổ phiếu A được dùng làm tài sản đảm bảo cho khoản vay.
Giả sử giá cổ phiếu A giảm 45%, nếu không dùng margin, nhà đầu tư lỗ 90 triệu đồng. Nhưng vì dùng margin với sức mua tổng cộng 300 triệu đồng, giá trị chứng khoán lúc này chỉ còn 165 triệu đồng, tức “bốc hơi” 135 triệu đồng. Trừ đi phần vay từ công ty chứng khoán, tài sản ròng của nhà đầu tư còn 65 triệu đồng.
Để không bị LỆNH GỌI KÝ QUỸ call margin, nhà đầu tư chứng khoán cần lưu ý các điểm sau:
- Luôn cẩn trọng khi thị trường giảm mạnh. Việc mua vào bằng margin khi thị trường biến động sẽ làm tăng mức độ rủi ro cho nhà đầu tư. Đặc biêt, khi giá cổ phiếu xuống thấp thì tài khoản của bạn chắc chắn sẽ lao dốc.
- Đa dạng hóa danh mục đầu tư để tránh nguy cơ giá trị một mã chứng khoán giảm mạnh dẫn đến bị call margin. Tái cơ cấu những mã cổ phiếu suy yếu để giảm áp lực, tập trung những mã tiềm năng, chuẩn bị thời cơ khi thị trường phục hồi.
- Luôn kiểm soát tâm lý vững vàng. Khi thị trường có dấu hiệu phục hồi, nhà đầu tư thường có tâm lý FOMO mong muốn gỡ gạc nên đặt lệnh full margin. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần tránh bẫy bull trap vì sẽ mất thêm thời gian và tài sản.
2. Trạng thái và ngưỡng kiểm soát giao dịch ký quỹ margin
Trạng thái và ngưỡng kiểm soát giao dịch ký quỹ margin đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì tính thanh khoản và ổn định trong thị trường chứng khoán. Trạng thái bao gồm tài khoản an toàn, cảnh báo và gọi ký quỹ, phản ánh mức độ rủi ro của giao dịch. Ngưỡng an toàn, cảnh báo và gọi ký quỹ quy định mức tối thiểu của tỷ lệ ký quỹ đảm bảo an toàn, cảnh báo và biện pháp cần thực hiện khi tiếp cận hoặc vượt quá ngưỡng. Các quy định này giúp bảo vệ lợi ích của cả nhà đầu tư và công ty chứng khoán trước những biến động thị trường.
- Trạng Thái Tài Khoản:
- Tài Khoản An Toàn: Tài khoản có tỷ lệ ký quỹ đang duy trì trên mức an toàn, không gặp rủi ro call margin.
- Tài Khoản Cảnh Báo: Tài khoản gần đạt ngưỡng kiểm soát, cần chú ý để tránh việc gọi ký quỹ.
- Tài Khoản Gọi Ký Quỹ: Tài khoản đã vượt quá ngưỡng kiểm soát và cần thực hiện nộp thêm tiền hoặc bổ sung tài sản.
- Ngưỡng Kiểm Soát:
- Ngưỡng An Toàn: Tỷ lệ ký quỹ tối thiểu đảm bảo an toàn cho giao dịch mà không gặp nguy cơ call margin.
- Ngưỡng Cảnh Báo: Mức tỷ lệ ký quỹ cận biên, cần chú ý để tránh việc bị gọi ký quỹ.
- Ngưỡng Gọi Ký Quỹ: Mức tỷ lệ ký quỹ đã vượt quá mức cảnh báo, cần phải nộp thêm tiền hoặc xử lý tài sản ngay.
Ví dụ:
- Ngưỡng An Toàn: 50%.
- Ngưỡng Cảnh Báo: 45%.
- Ngưỡng Gọi Ký Quỹ: 40%.
Khi tỷ lệ ký quỹ của tài khoản tiếp cận hoặc vượt quá ngưỡng cảnh báo, nhà đầu tư sẽ nhận được cảnh báo từ các app đầu tư chứng khoán thông qua email hoặc tin nhắn điện thoại. Nếu tỷ lệ ký quỹ giảm dưới ngưỡng gọi ký quỹ, nhà đầu tư phải nhanh chóng thực hiện nộp thêm tiền hoặc xử lý tài sản để tránh việc bị gọi ký quỹ và mất các tài sản đã thế chấp.
Mỗi công ty chứng khoán có quy định khác nhau về hình thức gọi ký quỹ. Thông thường, nhà đầu tư sẽ nhận được cuộc gọi hoặc tin nhắn điện thoại thông báo quyết định. Một số khác sử dụng email để gửi nhiều lần tuỳ theo mức độ tỷ lệ ký quỹ của khách hàng.
Như Công ty Chứng khoán B sẽ gửi thư cảnh báo cho khách hàng khi tỷ lệ ký quỹ tài khoản chỉ cao hơn 5% so với tỷ lệ ký quỹ duy trì. Khi tài khoản xuống dưới mức duy trì, công ty gửi tiếp thư “lệnh gọi ký quỹ” để yêu cầu bổ sung tài sản.
Dưới đây là ví dụ về trạng thái và các ngưỡng kiểm soát khi giao dịch ký quỹ của các công ty chứng khoán, cập nhật đến ngày 20/4/2024.
Ngưỡng | Tỷ lệ ký quỹ | Trạng thái tài khoản |
Ký quỹ ban đầu | Lớn hơn hoặc bằng 100% | Được giao dịch chứng khoán |
Duy trì | Lớn hơn 80% nhưng thấp hơn 100% | Thiếu ký quỹ nhưng không bắt buộc nộp thêm bổ sung |
Yêu cầu ký quỹ | Lớn hơn 60% nhưng thấp hơn 80% | Bắt buộc bổ sung tiền để trở lại ngưỡng ký quỹ ban đầu trong buổi sáng của ngày giao dịch hôm sau. Nếu không thực hiện được yêu cầu này thì phải bán giải chấp tài sản vào đầu giờ chiều. |
Bắt buộc bán giải chấp | Thấp hơn 60% | Ngay khi tài khoản rơi vào trạng thái này thì công ty chứng khoán sẽ bán trong danh mục để trở lại ngưỡng ký quỹ ban đầu. |
Chú thích: Tỷ lệ ký quỹ = Tài sản ròng/Yêu cầu ký quỹ ban đầu
3. Công thức tính Call Margin
Mỗi sàn giao dịch sẽ có quy định tỷ lệ call margin khác nhau. Tỷ lệ ký quỹ duy trì có thể khác nhau với mỗi cổ phiếu, có những cổ phiếu được đánh giá là rủi lớn, họ đặt tỷ lệ ký quỹ duy trì lên tới 49 – 56%. Khi Mức ký quỹ thực tế = tài sản ròng thực tế /giá trị cổ phiếu còn lại thấp hơn mức ký quỹ theo quy định thì nhà đầu tư sẽ nhận được thông báo Call Margin từ công ty chứng khoán để nộp thêm tiền hoặc bán bớt cổ phiếu.
Tỷ lệ ký quỹ M = Tài sản ròng của nhà đầu tư/ Tổng giá trị chứng khoán
Sau thời hạn 2-3 ngày nếu nhà đầu tư không điều chỉnh đưa mức đòn bẩy về ngưỡng an toàn, cổ phiếu sẽ bị công ty chứng khoán bán để giải chấp nợ vay.
Trên thực tế công ty chứng khoán sẽ không bao giờ để giá cổ phiếu giảm xuống quá sâu, bạn lỗ hết sạch tiền rồi mới bắt đầu call margin, bởi như vậy sẽ ảnh hưởng tới khả năng họ bị mất 1 phần tiền cho vay margin. Họ sẽ đặt ra mức giới hạn gọi là tỷ lệ ký quỹ duy trì, thông thường là 30%.
Bạn sẽ nhận được thông báo phải nộp tiền (khoảng từ 1 – 2 ngày) để đưa tỷ lệ ký quỹ duy trì về 30% như quy định, số tiền cần nộp thêm là:
Số tiền ký quỹ bổ sung = (Tỷ lệ ký quỹ – Tỷ lệ ký quỹ duy trì) x Tổng giá trị tài sản tính theo giá thị trường
Nếu không nộp tiền bổ sung trong thời gian quy định (khoảng 1 – 2 ngày) và giá cổ phiếu giảm quá nhanh, xuống dưới tỷ lệ ký quỹ force sell (thường là dưới 20%), công ty chứng khoán sẽ ngay lập tức thực hiện bán giải chấp cổ phiếu (force sell) để thu hồi tiền về.
Ví dụ: Giá cổ phiếu D giảm xuống 65.000 đ/cp, lúc này:
- Tỷ lệ ký quỹ M = (130 – 100)/130 = 23% (< 30%).
- Số tiền ký quỹ bổ sung = (23% – 30%) x 130 = 9.1 triệu đồng.
Khung giờ bị call margin: Có rất nhiều nhà đầu tư nhầm lẫn gọi đây là khung giờ call margin. Nhưng chính xác hơn phải gọi là khung giờ bị bán giải chấp (force sell). Bởi call margin chỉ là hành động nhắc bạn nộp tiền vào tài khoản chứng khoán.
- Khi nhà đầu tư không có khả năng nộp thêm tiền để đưa tỷ lệ vay margin về ngưỡng an toàn, công ty chứng khoán có khả năng bị mất vốn do giá cổ phiếu tiếp tục giảm, họ sẽ bán giải chấp.
- Khung giờ force sell tự động của hệ thống các công ty chứng khoán thông thường là 10h – 11h trong phiên sáng và 14h trong phiên chiều.
- Tuy nhiên trong một vài trường hợp, các công ty chứng khoán cũng chia nhau các khung giờ call margin khác nhau để tránh thị trường không kịp hấp thụ.
- Tín hiệu để nhận ra thị trường đang bị force sell là hiện tượng cổ phiếu nằm sàn la liệt, lệnh bán như đang xả hàng.
Call margin chéo: Call Margin chéo là hiện tượng công ty chứng khoán không bán được cổ phiếu đang bị thua lỗ do mất thanh khoản. Thay vì bán cổ phiếu dùng để thế chấp vay margin, công ty chứng khoán lại bị bắt buộc bán giải chấp những cổ phiếu khác của bạn để thu hồi margin về.
- Chính call margin chéo dẫn tới những cổ phiếu tốt khác đều bị bán tháo để thu hồi margin.
- Trường hợp này thường xuyên xảy ra khi thị trường giảm quá mạnh, các cổ phiếu giảm sàn đồng loạt.
- Năm 2022 thị trường thường xuyên xảy ra tình trạng này với hàng loạt những sự kiện bất ngờ … làm cho thị trường chứng khoán Việt Nam theo đó cũng lao dốc rất mạnh. Đặc biệt là các cổ phiếu bất động sản, kéo theo đà call margin chéo của rất nhiều cổ phiếu khác.
Ví dụ, bạn thế chấp 1.000 cổ phiếu DIG để mua 1.000 cổ phiếu MBB. Nhưng bởi vì DIG giảm sàn liên tiếp không có người mua, công ty chứng khoán buộc phải bán MBB để thu hồi tiền cho vay margin về.
4. Cách xử lý call margin cho nhà đầu tư chứng khoán
Bất cứ nhà đầu tư nào đang có giao dịch kí quỹ với một công ty để thực hiện việc mua bán trao đổi chứng khoán thì đều có nguy cơ phải đối mặt với trường hợp bị Call Margin. Khi tỷ lệ ký quỹ nhỏ hơn mức yêu cầu thì cá nhân nhà đầu tư sẽ không được phép chủ động tăng tỷ lệ tài sản đảm bảo. Vì thế, để đưa tài sản về ngưỡng an toàn bắt buộc phải thực hiện theo yêu cầu xử lý của công ty chứng khoán.
- Trường hợp 1 – Nộp bổ sung tiền: (Y+ số tiền nộp thêm)/ (Z+số tiền nộp thêm) > M
- Trường hợp 2 – Bán cổ phiếu: (Y + lượng cổ phiếu*giá)/Z >M
Khi nhà đầu tư chứng khoán đối mặt với tình trạng call margin, có một số biện pháp cần thực hiện để giải quyết tình huống này:
- Đánh giá tình hình: Nhà đầu tư cần xem xét tỷ lệ ký quỹ và tài sản có sẵn trong tài khoản để đánh giá mức độ rủi ro và khả năng thực hiện giao dịch.
- Liên hệ với công ty chứng khoán: Đầu tiên, nhà đầu tư cần liên hệ với công ty chứng khoán để hiểu rõ hơn về nguyên nhân và yêu cầu cụ thể của call margin.
- Thực hiện yêu cầu của công ty chứng khoán: Tuân thủ các yêu cầu của công ty chứng khoán, bao gồm việc bổ sung tiền mặt hoặc tài sản thế chấp để duy trì tỷ lệ ký quỹ đủ.
- Xem xét các phương án: Nhà đầu tư cần xem xét các phương án khả thi như bán bớt cổ phiếu, tăng thêm tiền mặt vào tài khoản, hoặc điều chỉnh danh mục đầu tư.
- Thực hiện quản lý rủi ro: Đánh giá lại chiến lược đầu tư dài hạn hay lướt sóng và quản lý rủi ro trong tương lai để tránh tái diễn tình trạng call margin.
- Học từ kinh nghiệm: Sử dụng kinh nghiệm từ tình huống này để cải thiện chiến lược và quản lý tài chính trong tương lai.
Việc đáp ứng kịp thời và tỉnh táo đối với call margin sẽ giúp nhà đầu tư giảm thiểu rủi ro và duy trì tình hình tài chính ổn định trong thị trường chứng khoán.
Call Margin là lệnh mà bất cứ nhà đầu tư nào cũng không muốn gặp phải nhưng nếu nhận được Call Margin thì nhà đầu tư cũng nên giữ bình tĩnh để xử lý, không nên vội vàng hấp tấp và làm mọi việc theo cảm tính dễ dẫn đến sự mất mát lớn về tài sản.
Nguồn: Onstocks