Chính sách tài khóa là một chính sách kinh tế vĩ mô quan trọng nhằm thúc đẩy kinh tế một cách hiệu quả. Vậy chính sách tài khóa là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay nhé.
Khái niệm của chính sách tài khóa
Để có thêm investment knowledge cũng như hiểu rõ hơn về chính sách tài khóa thì đầu tiên hãy cùng nhau tìm hiểu chính sách tài khóa là gì nhé.
Có thể nói chính sách tài khóa hay trong tiếng anh còn gọi với một cái tên là Fiscal policy, đây được coi là những biện pháp can thiệp của chính phủ đối với hệ thống thuế cũng như là chi tiêu của chính phủ với mục đích là nhằm để có thể đạt được những mục tiêu của một nền kinh tế vĩ mô như thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo ra công ăn việc làm hay là làm ổn định giá cả cũng như là kiểm soát việc lạm phát một cách hiệu quả.
Và có một sự thật rằng chỉ có chính phủ mới có quyền cũng như là có chức năng thực thi được những chính sách tài khóa kinh tế vĩ mô.
Mục đích của chính sách tài khóa
Sau khi nắm được khái niệm chính sách tài khóa là gì thì cũng nên tìm hiểu về mục tiêu của chính sách này nhé. Và có thể khẳng định rằng chính sách của chính sách tài khóa chính là để điều tiết cũng như là thúc đẩy việc tăng trưởng kinh tế giảm được tỷ lệ người bị thất nghiệp cũng như là kiểm soát được vấn đề lạm phát.
Đây chính là một công cụ để có thể hỗ trợ chính phủ làm khả năng điều tiết nền kinh tế. Có thể nói những chính sách tài khóa có khả năng tác động đến toàn cầu và thông qua đó thì nó sẽ có thể tác động đến những hoạt động của kinh tế và cụ thể được thể hiện như sau:
- Đối với điều kiện hoạt động một cách bình thường thì chính sách tài khóa có khả năng tác động đến việc điều chỉnh tổng cầu và chính sách tài khóa từ đó sẽ giúp gia tăng nền kinh tế.
- Đối với trường hợp nền kinh tế đang có dấu hiệu của sự suy thoái hoặc là phát triển quá mức hay còn gọi là phát triển nóng thì chính sách tài khóa sẽ có khả năng can thiệp đến việc điều chỉnh tổng cầu giảm xuống và từ đó nó sẽ giúp đưa nền kinh tế về lại với một trạng thái cân bằng và bình thường trở lại.
Tác động của chính sách tài khóa giúp giảm thất nghiệp song còn giúp tăng thêm cơ hội việc làm. Chính sách tài khóa đóng một vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ chính phủ có thể phân bố việc làm một cách hiệu quả hơn, phân bố hiệu quả những nguồn lực kinh tế thông qua hai công cụ chính đó chính là chi tiêu chính phủ và công cụ thuế. Có thể thấy rằng việc giảm thuế, phí hay đầu tư đẩy mạnh công, tạo ra vốn mồi đóng góp cho việc thúc đẩy doanh nghiệp có thể nắm bắt được cơ hội sản xuất hay kinh doanh và rồi từ đó có thể giúp tạo ra nhiều cơ hội việc làm hơn giúp giảm tỷ lệ người thất nghiệp. Thêm vào đó thì việc giảm thuế còn có tác dụng kích thích chi tiêu của người dân từ đó thúc đẩy nhu cầu cũng như dịch vụ hàng hóa nhiều hơn và nó sẽ góp phần tạo ra thật nhiều cơ hội việc làm mới.
>>> See more articles: Guide to safe stock investment for beginners
Ngoài ra việc duy trì ổn định giá cả ở trên thị trường hay việc kiểm soát lạm phát cũng chính là những mục tiêu mà chính sách tài khóa đang hướng đến. Bằng cách là tăng thêm thuế cũng như là giảm bớt đi chi tiêu chính phủ thfi chính phủ có thể hạn chế được những nhu cầu về hàng hóa dịch vụ nhiều hơn và nhằm tăng khả năng kiểm soát tình trạng lạm phát xảy ra. Chính điều này sẽ có thể đảm bảo được rằng giá trị trong nền kinh tế có thể ổn định và nằm trong vòng tay kiểm soát từ đó có thể tạo lập nên một môi trường an toàn hơn làm gia tăng thêm việc đầu tư và phát triển.
Những khuynh hướng của chính sách tài khóa
Trạng thái của nền kinh tế gồm có ba loại chính đó chính là trạng thái khi nền kinh tế đang phát triển bình thường, nền kinh tế khi đang phát triển quá mức và nền kinh tế khi đang rơi vào tình trạng suy thoái. Và theo đó thì sẽ có những chính sách tài khóa được điều hành tùy thuộc vào những khuynh hướng quan điểm của từng chính phủ cùng với đó là tùy trường hợp bối cảnh kinh tế vĩ mô cụ thể.
Và những khuynh hướng của chính sách tài khóa sẽ bao gồm những chính sách sau đây: chính sách tài khóa trung lập, chính sách tài khóa mở rộng và chính sách tài khóa thu hẹp. Hãy cùng nhau tìm hiểu về ba loại chính sách này nhé.
Chính sách tài khóa trung lập
Có thể nói chính sách tài khóa trung lập chính là một loại chính sách tài khóa cần bằng ngân sách hay cũng có thể hiểu theo nghĩa là chi tiêu của chính phủ sẽ bằng với nguồn thu từ thuế hay còn gọi với kí hiệu là G = T. Và vào chính thời điểm này thì chi tiêu của chính phủ sẽ hoàn toàn được tài trợ từ chính nguồn thu của mình và nhìn chung thì nó sẽ có tác động trung tính đến mức độ của những hoạt động kinh tế trên thị trường.
Chính sách tài khóa mở rộng
Và chính sách tài khóa mở rộng được xem là một chính sách giúp tăng cường thêm chi tiêu của chính phủ hay còn gọi với kí hiệu là G > T được thông qua chính việc mở rộng chi tiêu hay giảm bớt đi chi tiêu của nguồn thuế hoặc là cũng có thể kết hợp cả hai.
Đối với trường hợp mà điều kiện kinh tế đang trở nên suy thoái thì chính phủ sẽ gia tăng thêm chỉ tiêu đồng thời sẽ giảm đi tiền thuế để có thể tăng tổng cầu và chính từ đó sẽ giúp gia tăng thêm tổng thu nhập quốc dân cũng như tăng trưởng cho nền kinh tế. Và trong suốt quá trình triển khai đó thì chính phủ sẽ phải kiểm soát một cách chặt chẽ nếu không thì có thể dẫn đến một hậu quả đó là hình thành nên tình trạng bị lạm phát. Và những chính sách này sẽ thường được áp dụng để thúc đẩy cho nền kinh tế được phát triển và cùng với đó là tạo thêm cơ hội việc làm cho mọi người.
Chính sách tài khóa thu hẹp
Có thể nói chính sách tài khóa thu hẹp hay còn gọi là một chính sách thắt chặt chi tiêu của chính phủ còn được gọi với kí hiệu là G < T, thông qua việc giảm vắt bớt đi chi tiêu hoặc là làm gia tăng cho nguồn thu của chính phủ. Và chính sách tài khóa thắt chặt sẽ thường được sử dụng trong trường hợp là khi nền kinh tế đang bị phát triển một cách quá mức, phát triển nóng để có thể kìm hãm được sự phát triển một cách quá mức của nền kinh tế bên cạnh đó thì cũng là cách để kiềm chế đi tình trạng bị lạm phát.
Chính phủ sẽ giảm đi chi tiêu công cũng như là tăng thêm thuế thì lúc này tổng cầu sẽ có thể được giảm đi từ đó dẫn đến việc thu nhập quốc dân sẽ giảm và cũng giảm đi sự phát triển của kinh tế một cách hiệu quả và giảm luôn cả tình trạng lạm phát.
Tìm hiểu thực trạng chính sách tài khóa ở Việt Nam
So thực trạng chính sách tài khóa ở Việt Nam đang diễn ra như thế nào?
Có thể nói chính sách tài khóa ở Việt Nam hiện nay đã và đang đạt được khá nhiều kết quả được đánh giá là tích cực nhưng nó vẫn đang phải đối mặt với khá nhiều thách thức.Có thể thấy rằng thu ngân sách nhà nước vẫn đang được tăng trưởng một cách ổn định nhờ việc quản lý một cách hiệu quả cũng như là có sự phục hồi kinh tế tuy nhiên thì chi vẫn thường xuyên vẫn chiếm tỷ trọng khá lớn và chính điều đó đã gây áp lực lên những nguồn vốn đầu tư phát triển. Bên cạnh đó thì bội chi ngân sách đã được kiểm soát một cách tốt hơn, nợ công cũng vì thế mà giảm dần nhờ tái cơ cấu cũng như là quản lý hiệu quả nhưng song nó vẫn cần phải được chú trọng hơn nữa để có thể đảm bảo một cách dài hạn.
Ngoài ra thì việc đầu tư công ty là việc trọng tâm nhưng nó lại có hiệu quả chưa được cao, với nhiều dự án chậm giải ngân hàng gây ra tình trạng lãng phí đi nguồn lực. Và chính phủ cũng đẩy mạnh những gói kích cầu cũng như hỗ trợ doanh nghiệp hay người dân tuy nhiên thì việc triển khai được xảy ra không mấy đồng đều giữa mỗi địa phương.
Đứng trước bối cảnh kinh tế toàn cầu đang xảy ra nhiều biến động thì Việt Nam cần phải tiếp tục việc làm cân đối giữa việc hỗ trợ ngắn hạn cũng như là đảm bảo tài khóa bền vững trong thời gian dài. Để có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế hiệu quả hơn thì Việt Nam cũng cần phải chủ động sử dụng chính sách tài khóa để có thể thúc đẩy gia tăng thêm động lực tăng trưởng ở trong giai đoạn từ năm 2024 đến năm 2025. Tuy nhiên thì những chính sách tài khóa này cũng cần phải được sử dụng kết hợp với những chính sách kinh tế khác cộng thêm cả quá trình cải cách thể chế chung thì có như thế việc phát huy mới có thể đạt được hiệu quả một cách tốt nhất.
Mong rằng với những gì mà HVA cung cấp sẽ có thể giúp cho những nhà đầu tư có thể nắm bắt được chính sách tài khóa là gì cũng như hiểu được những thông tin có liên quan đến loại chính sách kinh tế vĩ mô này. Mong rằng những nhà đầu tư có thể gặt hái được nhiều thành công trong tương lai tới nhé.